CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG TIÊN PHONG HIỆN THỰC HÓA KHÁT VỌNG XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG THANH HÓA VĂN MINH, THỊNH VƯỢNG !

Học tập đức tính giản dị của Bác Hồ

Đăng lúc: 2024-08-16 10:28:52
100%

Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh hết mực là người giản dị và tiết kiệm. Trong đời sống sinh hoạt, Bác luôn có thói quen chắt chiu, dành dụm; trong công việc, Người không xa hoa, lãng phí. Hình ảnh của Bác hiện lên như một người cha lo co gia đình lớn, suốt cuộc đời chỉ lo cho dân cho nước, không tư lợi, không cầu vinh cho bản thân mình.

Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh hết mực là người giản dị và tiết kiệm. Trong đời sống sinh hoạt, Bác luôn có thói quen chắt chiu, dành dụm; trong công việc, Người không xa hoa, lãng phí. Hình ảnh của Bác hiện lên như một người cha lo co gia đình lớn, suốt cuộc đời chỉ lo cho dân cho nước, không tư lợi, không cầu vinh cho bản thân mình.

Bàn về đức tính giản dị và tiết kiệm của Bác Hồ, với những câu chuyện được bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại:

Khi làm việc ở văn phòng Bác, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều. Học tập Bác đức tính giản dị, tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.

Bà còn kể rằng:

Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:

- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo bà:

- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.

Tất bị rách vá đi vá lại nhiều lần, Bác cũng không dùng tất mới. Bác nói: “Cái gì còn dùng được nên dùng. Bỏ đi không nên”. Liên hoan mừng thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh, đĩa cá. Năm 1957, Bác về thăm Nghệ Tĩnh, khi ăn cơm chung với đồng chí Nguyễn Sĩ Quế, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Diện, Bác đã bớt ra ngoài mâm mấy món ăn, rồi nói: “Ăn hết lấy thêm, không ăn hết để người khác ăn, đừng để người khác ăn thừa của mình”.

Trên đây chỉ là một vài mẩu chuyện nhỏ được sưu tầm lại trong rất nhiều những câu chuyện thể hiện phong cách sống mẫu mực của Bác mà các thế hệ đi sau phải học tập, noi theo trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong công việc. Đối với CBCC, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một tư tưởng và một quá trình xuyên suốt. Nói lý thuyết thì có lẽ ai cũng có thể nói được nhưng nếu lý thuyết được thấm nhuần và vận dụng vào thực tiễn từ những điều nhỏ nhặt nhất thì không những ý thức của CBCC ngày một nâng lên mà còn tạo ra thói quen tốt nếu được thực hành liên tục và thường xuyên. Cụ thể như:

- Có ý thức sử dụng tiết kiệm điện, nước cho cơ quan, chỉ dùng điện và các thiết bị điện vào những việc hữu ích, những khi cần thiết, không quên tắt các thiết bị điện trước khi ra về.

- Sử dụng tiết kiệm và tận dụng giấy in. Trước khi in ra một tài liệu chính thức, nhất là tài liệu có nhiều trang, nên kiểm tra kĩ nội dung, câu từ, chính tả rồi mới in ra. Với những loại giấy in một mặt nhưng không sử dụng nữa thì tận dụng mặt trắng còn lại để làm nháp. Việc có vẻ nhỏ nhặt, tầm thường nhưng lại rất hữu ích, vừa tiết kiệm tiền cho cơ quan nhà nước, tránh lãng phí, vừa giúp bảo vệ môi trường.

- Những đồ dùng, thiết bị phục vụ cho công việc tại cơ quan, mỗi cá nhân nếu có ý thức bảo quản, giữ gìn cẩn thận sẽ làm tăng tuổi thọ của vật dụng và cũng là tiết kiệm tiền của cho đơn vị mình.

- Trong công việc nếu tổ chức liên hoan, tiếp khách cũng không nên bày biện linh đình nhiều món, chỉ nên chuẩn bị đủ dùng, tránh tình trạng dư thừa gây lãng phí. Cái cốt yếu là tạo không khí cởi mở, thân tình, ấm áp thì bữa ăn sẽ có ý nghĩa hơn nhiều.

- Tuyệt đối trong công tác tránh tình trạng vòi vĩnh, trục lợi cho bản thân. Nên đơn giản, giảm nhẹ hình thức để tập trung vào nội dung sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong công việc.

Tóm lại, từ những hành động nhỏ mà thiết thực, nếu bản thân mỗi CBCC có ý thức và tinh thần tự giác thực hiện thì chắc chắn sẽ giúp cho cơ quan đơn vị ngày một vững mạnh, CBCNV đi vào nề nếp, quy củ.

Lê Thị Thuận - LĐLĐ huyện Quảng Xương

Tin khác