Việc triển khai thực hiện thu kinh phí Công đoàn qua tài khoản Tổng LĐLĐ Việt Nam, thuận lợi và khó khăn
Thực tế chó thấy, việc thu KPCĐ nói chung, thu qua tài khoản Tổng LĐLĐ Việt Nam có những thuận lợi, khó khăn, bất cập đó là:
Thuận lợi:
Thứ nhất:Việc thu phí qua tài khoản chung đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đóng KPCĐ, chủ động đối với Công đoàn cơ sở trong tổ chức các hoạt động, nhất là hoạt động chăm lo đoàn viên, người lao động. Hiện nay, việcthực hiện đóngnộpKPCĐkhối các đơn vịsản xuất kinh doanhqua tài khoản củaTổng LĐLĐViệt Nam tại 03ngân hàng(Vietinbank, Agribank,BIDV)là phương pháp thu khoa họcvà hợp lý,đã giúp các cấp Công đoàn quản lý tốt hơn công tác thu; các dữ liệu liên quan đều được cập nhật trên hệ thống, thể hiện việc thu kinh phí công khai, minh bạch, thống kê chi tiết các đơn vị phải đóng, từ đó hạn chế thất thu.
Thứ hai:Đây là việc áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số,tạo điều kiện choCông đoàn cơ sởnhận nguồn kinh phítừcấp trên kịp thời theo tỷ lệ quy định,trongthời gian24h sau khi chuyên môn trích chuyển.
Thứ ba:Đồng thời, phương thức thu ứng dụng công nghệ thông tin giúp công tác chỉ đạo, quản lý, theo dõi, cũng như báo cáo được kịp thời, chính xác và thuận tiện ở cả 4 cấp.Từ đó,các cấp Công đoàn, đặc biệt là Công đoàn cơ sởnắm chắc nguồnkinh phíthực có,chủ động tổ chức các hoạt động chăm đoàn viên, người lao độngvà các hoạt động kháctại đơn vị mình.
LĐLĐ huyện tổ chức công bố Quyết định thành lập Công đoàn cơ sở
Hiện tại, địa bàn huyện Nông Cống có147/161Công đoàn cơ sở mở tài khoản theo quy định tại các chi nhánh ngân hàng. Có12doanh nghiệp thực hiện chuyển KPCĐ qua tài khoản chung với số tiền hằng năm trên14tỉ đồng. Các đơn vị thực hiện tốt là công ty TNHH giầy Kim Việt, công ty TNHH giầy Amara chi nhánh Nông Cống, công ty TNHH Dream F Thanh Hóa, công ty TNHH may XNK Vạn Lợi, công ty TNHH may XK Fuji Việt Nhật, công ty TNHH may XK Hửng Đông - Hưng Yên, công ty CP xây dựng và khai thác khoáng sản Thaí Sơn; công ty TNHH giày VICTORY chi nhánh Nông Cống; công ty TNHH Thương mại Phương Linh; công ty TNHH Phương Hà...
Khó khăn, bất cập:
Một là:Thực hiện Nghị định 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định đối tượng đóng KPCĐ là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp(Không phân biệt đã có hay chưa có tổ chức Công đoàn)đều phải có nghĩa vụ đóng kinh phí bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Thời gian qua việc thu KPCĐ ở khu vực sản xuất kinh doanh tại huyện Nông Cống gặp không ít khó khăn, tình trạng thất thu KPCĐ là tương đối, có lẽ đây là thực trạng chung của nhiệu địa phương, đơn vị; trong khi đó chưa có chế tài hiểu hiệu cho việc thực hiện nghiêm túc, triệt để việc trích nộp KPCĐ đối với doanh nghiệp và người sử dụng lao động.
Hai là:Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, siêu nhỏ, mang tính chất gia đình. Nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh không ổn định; thậm chí, có doanh nghiệp chỉ có tên, còn địa điểm và hoạt động sản xuất, kinh doanh không rõ ràng nên rất khó khăn trong việc tiếp cận để tuyên truyền, vận động, đôn đốc nộp KPCĐ.
Ba là:Một số chủ doanh nghiệp nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về trách nhiệm, nghĩa vụ, tính ưu việt trong việc thực hiện trích nộp KPCĐ qua tài khoản trung gian. Các doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn hầu như không thu được vì chủ yếu quy mô nhỏ và mới đi vào sản xuất, kinh doanh.
Bốn là:Tình hình dịch bệnh; diễn biến của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế; giá cả vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh biến động.... khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, phải cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất, thậm chí giải thể, phá sản. Vì vậy, rất khó khăn trong việc thực hiện thu KPCĐ.
Năm là:Thực tế, triển khai thực hiện còn một số vướng mắc như: nhiều Công đoàn cơ sở ngại mở tài khoản vì số KPCĐ đóng ít, kế toán kiêm nhiệm, ngại giao dịch. Việc hướng dẫn cơ sở cập nhật dữ liệu vào hệ thống có lúc chưa chính xác, dẫn đến việc trích chuyển kinh phí sai, bị trả về hoặc phân phối kinh phí bị chậm,...
Hiện nay huyện Nông Cống khoảng 300 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh với gần 20.000 công nhân, lao động. Tuy nhiên, số doanh nghiệp mở tài khoản để nộp KPCĐ là rất khiêm tốn. Nguồn thu đoàn phí và KPCĐ trước kia nộp vào tài khoản Công đoàn cấp trên, các đơn vị thường nhập vào một chỗ sau đó nộp lên cấp trên, vì vậy nhiều đơn vị bây giờ không muốn tách từng khoản; chưa nói quá trình nhập số liệu, kế toán đôi khi còn sai sót nên dễ bị thất lạc các khoản. Đặc biệt, địa bàn với nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ, lẻ, công nhân lao động ít, KPCĐ không lớn nên ngại mở tài khoản để nộp tại ngân hàng.
Xuất phát từ tình hình thực tế, để công tác trích nộp KPCĐ khu vực sản xuất, kinh doanh; thực hiện nộp KPCĐ qua tài khoản Tổng LĐLĐ Việt Nam đạt kết quả, xin đề xuất một số nội dung sau:
1- Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền kết hợp với vận động chủ doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về trích, nộp KPCĐ.
2- Sau khi có văn bản giao chỉ tiêu của LĐLĐ tỉnh, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở kịp thời xây dựng kế hoạch, phân bổ chỉ tiêu cụ thể cho từng Công đoàn cơ sở. Đối với khối doanh nghiệp FDI, thống nhất cuối tháng doanh nghiệp nộp KPCĐ theo quy đinh của pháp luật. Đối với khối doanh nghiệp vốn trong nước, doanh nghiệp tư nhân, ngoài triển khai bằng văn bản, Thường trực LĐLĐ huyện cần làm việc trực tiếp với chủ sử dụng lao động, trao đổi cụ thể, có thể trao đổi nhiều lần để họ hiểu rõ thực trạng vấn đề: Việc thực hiện đóng kinh phí Công đoàn là nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, từ đó đoàn viên, người lao động được đảm bảo quyền lợi, đồng thời giao công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động cho tổ chức Công đoàn chủ trì là đúng và trúng, có lý có tình.
3- Phối hợp hiệu quả với cơ quan, ban, ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp có dấu hiệu lẩn tránh việc trích, nộp KPCĐ, sau khi đã thực hiện tuyên truyền, vận động, thuyết phục mà không đem lại kết quả.
4- Chỉ đạo Công đoàn cơ sở thực hiện đúng, đủ và kịp thời các quy định về quản lý tài chính, tài sản và chế độ kế toán Công đoàn. Trao đổi, giải đáp kịp thời, thỏa đáng những thắc mắc, kiến nghị về tài chính, tài sản và chế độ kế toán Công đoàn của doanh nghiệp.
5- Tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, để doanh nghiệp, người sử dụng lao động, cũng như người lao động thấy được hoạt động của tổ chức Công đoàn đóng góp quan trọng trong xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn đinh, tiến bộ tại doanh nghiệp. Từ đó sẽ có trách nhiệm trở lại với tổ chức Công đoàn, trong đó có việc thực hiện KPCĐ.
6- Cần biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhâncóthành tíchxuất sắctrong việc thu, nộpkinh phí, đoàn phíCông đoàn. Xác định đây là chỉ tiêu cứng, tiêu chí quyết định trong công tác thi đua khen thưởng.
Trương Bá Hiền -Uỷ viên Ban chấp hành LĐLĐ tỉnh,Chủ tịch LĐLĐ huyện Nông Cống
Tin khác
- Hội nghị đánh giá việc thực hiện công tác tài chính năm 2024
- Xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh đáp ứng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn tỉnh Thanh Hóa trong tình hình mới
- LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện việc cài đặt phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp trong các đơn vị kế toán Công đoàn năm 2021
- Đẩy mạnh công tác thu KPCĐ trên địa bàn huyện Hoằng Hóa